Các Nguyên Nhân Khiến Bếp Từ Nhanh Hỏng
Các Nguyên Nhân Khiến Bếp Từ Nhanh Hỏng
Tại Việt Nam, bếp từ đang ngày càng phổ biến, rất nhiều người tin tưởng chọn lựa bếp từ cho gian bếp nhà mình. Qua nhiều năm, bếp từ cũng có nhiều cải tiến về mặt chất lượng, đặc biệt là các hãng bếp từ Châu Âu như Teka, Bosch, Elica, Modena,…đã đưa ra nhiều dòng sản phẩm chất lượng cao, sử dụng các linh kiện tốt để kéo dài tuổi thọ bếp. Tuy nhiên vẫn có thể gặp nhiều sự cố hư hỏng xảy ra, mà nguyên nhân chủ yếu là do bạn mắc phải những lỗi thường gặp. Cùng Lucasa tìm hiểu các nguyên nhân khiến bếp từ nhanh hỏng nhé!
1. Không thường xuyên sử dụng bếp:
Đối với các vật dụng có linh kiện điện tử như bếp từ, nếu lâu ngày không sử dụng sẽ rất dễ bị hư hỏng. nguyên nhân là do độ ẩm trong không khí có thể ảnh hưởng đến linh kiện bên trong bếp từ, làm giảm hiệu năng của bếp từ, gây tốn điện và nghiêm trọng hơn là hư hỏng linh kiện, làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp.
2. Bếp hoạt động quá lâu ở mức công suất cao:
Mặc dù bếp từ có bề mặt kính cách điện và chịu nhiệt độ cao, tuy nhiên, bạn lưu ý không nên nấu bếp ở nhiệt độ cao trong khoảng thời gian quá lâu. Bởi nguồn điện cung cấp nhiệt năng cho bếp sẽ bị quá tải, gây ảnh hưởng đến nguồn điện và dây điện, nóng chảy lớp vỏ nhựa cách điện gây nguy hiểm. Nếu hiện tượng này kéo dài liên tục sẽ dẫn tới nứt mặt bếp, đồng thời tuổi thọ của bếp cũng vì thế mà giảm theo.
3. Để thức ăn, nước, chất lỏng bám trên bề mặt bếp:
Quá trình nấu ăn, thức ăn có thể tràn ra mặt kính bếp từ, gây ảnh hưởng quá trình nấu nướng. Thức ăn và nước làm cản trở quá trình gia nhiệt của bếp từ, sốc nhiệt cho mặt kính của bếp, làm giảm tính năng chịu sốc nhiệt, tản nhiệt của bếp, giảm tuổi thọ mặt kính. Bảng điều khiển cũng không bật tắt được khi tiếp xúc nước.
Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể chọn các loại bếp có chức năng cảnh báo, tự động tắt khi tràn, sử dụng các nồi nấu có dung tích lớn, hoặc luôn quan sát trong quá trình nấu để xử lí kịp thời các tình huống xảy ra, tránh gây hư hỏng bếp.
4. Rút nguồn điện ngay khi dùng xong:
Bếp từ hoạt động không sinh ra nhiệt, nhưng sẽ có 1 phần nhiệt được truyền từ đáy nồi lên ngược lại mặt kính làm cho nhiệt độ mặt kính tăng lên. Mặt dưới của bếp từ sẽ có hệ thống quạt tản nhiệt hoạt động bằng điện, mục đích của quạt là làm giảm nhiệt độ của mặt bếp xuống nhanh chóng hơn. Nếu bạn tắt ngay nguồn điện khi vừa nấu xong, quạt tản nhiệt không hoạt động được, kéo dài thời gian làm nguội bếp lâu dần sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp từ.
5. Sử dụng nguồn điện mạnh hoặc yếu hơn nguồn điện cho bếp hoạt động:
Lỗi này thường do mạng lưới điện của gia đình bạn hoạt động không ổn định, cao hoặc thấp hơn mức điện áp cho phép (240-260V). Khi mức điện áp như vậy thì cảm biến công suất sẽ tự động ngắt điện. Tuy nhiên nếu dùng nguồn điện cao hơn mức công suất mà dây điện của bếp chịu thì sẽ gây ra đoản mạch và cháy bếp. Dòng điện thấp hơn thì bếp vẫn sẽ hoạt động nhưng công suất của bếp giảm, kéo dài thời gian nấu nướng lâu hơn.
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên sử dụng thêm thiết bị ổn áp, để đảm bảo dòng điện ổn định cho bếp hoạt động.
6. Đặt bếp nơi ẩm ướt hoặc quá nóng:
Nguồn điện là 1 thứ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Do đó nếu bạn đặt bếp từ ở nơi ẩm ướt, hơi nước sẽ xâm nhập vào bên trong làm hư, ẩm mốc các linh kiện bếp từ, ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp. Đặc biệt, tình trạng rò rỉ nguồn điện khi ổ điện gặp nước gây cháy nổ, nguy hiểm tính mạng con người. Nên đặt bếp ở nơi khô ráo và trên cao, tránh tiếp xúc gần nước hoặc nguồn nước.
Không nên đặt bếp ở nơi có ánh mặt trời chiếu trực tiếp vào bếp. Mặt kính bếp từ thường có màu đen, có khả năng hấp thụ nhiệt rất cao, khi để bếp từ ở nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào sẽ làm cho mặt kính tích tụ nhiệt dễ gây giảm tuổi thọ mặt kính.
7. Sử dụng dụng cụ nấu không phù hợp:
Những vật dụng nấu nướng cũng cần được lựa chọn kĩ lưỡng để giúp bếp từ hoạt động với hiệu năng cao nhất đồng thời lại hoạt động ổn định, bền bỉ và tránh được những tác động tiêu cực đến linh kiện của bếp. Đặc biệt là nồi nhôm, nhôm là chất liệu không có từ tính, bạn có thể sử dụng nồi nhôm cho bếp từ nếu dùng thêm đĩa chuyển nhiệt . Tuy nhiên, nhôm là có khả năng truyền nhiệt và nóng lên quá nhanh, có thể tác động nhiệt ngược trở lại bếp và gây ảnh hưởng đến mặt bếp cũng như hư hỏng cho linh kiện bên trong của bếp.
Một số nồi, chảo đáy từ tốt hiện nay như chảo HappyCall, nồi Koreaking, Korkmaz, Nagakawa,....
Các dụng cụ nấu bếp khác như vá, thìa cũng nên là vật dụng không truyền nhiệt như chất liệu gỗ, silicon để vừa giữ an toàn, độ bền của nồi xoong lại không tản nhiệt khi đun nấu.
8. Ít vệ sinh bếp hoặc vệ sinh sai cách:
Việc vệ sinh bếp từ tưởng chừng đơn giản nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ bếp từ. Các vết nước hay dầu mỡ vương trên mặt bếp cần được lau sạch ngay sau khi nấu bếp để đảm bảo chất liệu bề mặt kính luôn có được tính năng chịu sốc nhiệt, tản nhiệt.. tốt nhất và tránh được những vấn đề có thể xảy ra khi đun nấu với công suất cao trong nhiều giờ.
Tham khảo cách vệ sinh bếp từ đúng cách TẠI ĐÂY.
Trên đây là 8 nguyên nhân khiến bếp từ nhanh hỏng. Bạn nên chú ý khi sử dụng để việc sử dụng bếp hiệu quả hơn, tránh những hư hỏng đáng tiếc không xảy ra. Khi mua sắm bếp từ tại Lucasa, bạn sẽ được hỗ trợ tư vấn tận tình khi gặp các vấn đề trong quá trình sử dụng và được bảo hành chính hãng trên hệ thống toàn quốc. Mời bạn liên hệ qua Hotline 0817717679 - 0909886183 (zalo, viber) hoặc đến trực tiếp showroom Lucasa tại 431 Trường Chinhh, P.14, Q.Tân Bình, Tp.HCM để được tư vấn tận tình và mua hàng giá tốt nhất.
-----------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH LUCASA VIỆT NAM
- Mã số thuế : 0312106040
- Showroom: 431 Trường Chinh, P.14, Q.Tân Bình, TPHCM
- Website: https://lucasa.vn
- Hotline: 0817717679 - 0909886183 (zalo, viber)
- Email : lienhe@lucasa.vn
- Đại lý phân phối chính hãng tại Việt Nam
- Tất cả các sản phẩm bảo hành chính hãng toàn quốc
#lucacsa #lucasavn #lucasavietnam